Victoria University of Wellington – Ngôi trường yêu thương

Học ở đây được hơn 2.5 năm rồi mới viết về trường mình – Victoria University of Wellington. Lý do mình chọn trường này để học tiến sĩ cũng thật tình cờ, thực ra là mình chọn giáo sư chứ chẳng phải chọn trường, vì với mình, học trường nào không quan trọng bằng học như thế nào. Lúc apply học bổng tiến sĩ, mình ưu tiên chọn Châu Âu vì có thể đi du lịch được nhiều quốc gia khác nhau, nhưng một vài giáo sư bên Đức đã hết dự án cho năm đó, nên hỏi mình có thể đợi đến năm sau hay không? Mình chỉ nói là nếu trong thời gian đó mà tìm được học bổng ở nguồn khác thì mình sẽ đi, không đợi được. Rồi giáo sư hiện tại của mình đồng ý cấp học bổng cho mình sau vài lần phỏng vấn và yêu cầu mình viết đề cương nghiên cứu dựa trên những bài báo mà cô đã đăng. Rồi sau đó vài tháng, mình lên đường qua New Zealand học. Tới lúc đi mình cũng không biết quá nhiều về trường.

Khuôn viên trường – Nguồn: Victoria University of Welling

Mình khăn gói đi New Zealand vào cuối tháng 1 năm 2018, đúng vào kì nghỉ hè của bên này. Ngày mình vào trường, trường vắng tanh, chỉ có vài người qua lại. Sau đó mới biết, những ai đến trường vào kì nghỉ hè thì hoặc là tiến sĩ/giáo sư hoặc là sinh viên đại học đang làm dự án hè. Tụi tiến sĩ như mình thì là đi làm chứ chẳng phải học gì cả nên không có kì nghỉ cuối kì hay nghỉ hè gì trừ khi xin nghỉ phép.

Khu thư viện-tự học vào những ngày cách ly covid-19. Nguồn: Victoria University of Wellington

Nếu như mình học đại học ở Việt Nam, khi qua Đài Loan học thạc sĩ, mình đã bất ngờ trước trang thiết bị làm thí nghiệm ở Đài Loan – hiện đại và sạch sẽ. Rồi lần đầu vào phòng thí nghiệm ở New Zealand, mình choáng ngợp bởi sự đồ sộ, lộng lẫy của nó. Nếu so với Đài Loan, thì phòng thí nghiệm ở New Zealand phải gấp 3-5 lần cả về giá trị lẫn số lượng. Mà đó chỉ là 1 phòng thí nghiệm của giáo sư mình thôi, còn mỗi giáo sư ở bên này hầu như đều có phòng thí nghiệm riêng. Số lượng máy móc còn phụ thuộc vào hướng nghiên cứu và nguồn kinh phí từ giáo sư. Mỗi giáo sư có vài dự án, mỗi dự án cả triệu đô, giáo sư sẽ lấy nguồn kinh phí đó đi tìm sinh viên về làm việc và mua thiết bị máy móc, hóa chất…. Nếu như bạn nào học tiến sĩ ở Việt Nam thì sẽ biết đến khó khăn khi phải tự lo hết hóa chất, đo mẫu, thuê trang thiết bị làm thí nghiệm…còn nếu bạn học ở nước ngoài thì mình chỉ việc làm cho ra kết quả thôi, thiếu gì, hết hóa chất gì, cần thêm gì thì đã có người mua, máy móc lỗi thời thì đổi mới. Đến lúc bạn tốt nghiệp thì cũng có giáo sư lo đồ ăn thức uống cho hội đồng chấm thi, giáo sư cũng chuẩn bị sẵn sâm banh để chúc mừng khi bảo vệ xong, bạn chỉ việc vác cái thân đi báo cáo thôi. Bà chị mình quen học tiến sĩ ở Việt Nam đã tốn gần 400 triệu tiền học + tiền phong bì cho hội đồng bảo vệ. Ở New Zealand nếu lỡ dại mà đưa phòng bì thì không cần bảo vệ luận văn, cũng khỏi nhận bằng luôn, về nước.

Góc căn tin. Nguồn: Victoria University of Wellington

Mọi người từ nhân viên, giáo sư đến bạn bè sinh viên mình gặp ở đây đều thân thiện. Nếu như lúc mình học ở Đài Loan, mình không có nhiều bạn bè quốc tế vì trường mình học, mấy bạn Đài Loan không nói được tiếng anh, nên gặp mình là né hoặc không dám nói chuyện. Qua New Zealand, mình cảm mọi người thấy thân thiện hơn vì ai cũng có thể nói chuyện với nhau, chào hỏi vài câu vu vơ trong khi đợi pha ly cà phê, tách trà hay ăn trưa cùng nhau ở phòng ăn chung. Sinh viên tiến sĩ tụi mình có thêm một ưu tiên nữa là trường sẽ cung cấp sữa, cà phê, trà miễn phí. Cà phê nếu như mùi không ngon thì có thể viết mail hỏi đổi loại cà phê loại tốt hơn chẳng hạn, trà và sữa cũng vậy. Dụng cụ học tập như bút, vở…cũng được cung cấp miễn phí cho tiến sĩ. Nên mình chỉ vác thân đi lên trường làm thí nghiệm rồi cuối tháng nhận lương.

Góc sinh hoạt chung vào những ngày covid-19. Nguồn: Victoria University of Wellington
Và vào những ngày bình thường.

Trường mình có 3 phân khu, những hình ảnh trên chỉ là khu trung tâm nơi tập trung của khoa Khoa học và Kỹ thuật là chính, những khu còn lại là dành cho Kinh tế, Luật và các ngành liên quan. Ngoài thời gian làm thí nghiệm và nghiên cứu, tiến sĩ còn đảm nhận việc hướng dẫn sinh viên mới, đi dạy cho sinh viên đại học hoặc chấm bài. Những công việc này được trả lương ngoài khoảng trợ cấp hàng tháng. Vì theo quan điểm ở trường mình nói chung New Zealand nói riêng, tiến sĩ là cấp bậc cao nhất, bạn có khả năng tự học và hướng dẫn người khác, nên tụi mình không có bất kì môn học nào cả, trừ khi giáo sư chỉ định đi học thêm để lấy kiến thức căn bản. Mình ghét công việc dạy học nhất trần đời, gia đình phía bên ngoại của mình toàn làm giáo viên, mẹ mình cũng từng bắt mình đi theo ngành sư phạm Toán, nhưng mình nhất quyết không chịu. Trong thời gian học ở trường, mình chỉ đảm nhận nhiệm vụ hướng dẫn sinh viên làm thí nghiệm là chính.

Góc về đêm

Môi trường học tập ở đây làm cho mình tự tin hơn, sáng tạo hơn và tự làm những điều mình thích. Mình cũng có thời gian tận hưởng cuộc sống riêng của mình và cũng được giáo sư ủng hộ. Có những hôm thí nghiệm của mình kéo dài hơn dự tính, mình đi về nhà khi trời đã tối, bước đi trong không gian vắng lặng của buổi đêm, những ánh đèn vẫn sáng rực dù hầu như không còn sinh viên nào, mình cảm thấy cảm ơn cuộc đời vì nơi đây đã chọn mình. Mình hạnh phúc khi gặp giáo sư mình và những người bạn đã cùng nhau chia sẻ những vui buồn.

10 thoughts on “Victoria University of Wellington – Ngôi trường yêu thương

    1. Học bổng của mình là 3 năm. Nếu sau 3 năm mà bạn muốn kéo dài thì tự trả tiền học phí và bảo hiểm. Có người đã kéo dài đến 5 năm nên mình vẫn không biết chính xác được kéo dài bao lâu. Đa số 3-4 năm là ra trường hết rồi.

      Like

  1. Cảm ơn những chia sẽ của chị. Lúc e cảm thấy động lực đang giảm, đọc bài này sao mà thấy mình may quá quá. Tâm đắc nhất câu: “cảm thấy cảm ơn cuộc đời vì nơi đây đã chọn mình”

    Liked by 1 person

  2. mình đang học y tại đài loan nghiên cứu sinh tại đài bắc và cũng muốn sau khi học đây xong muốn học ở new zeland, bạn cho ít kinh nghiệm với, trang này là của bạn à

    Like

    1. Uhm. Trang này là của mình. Bạn có thể xem ở mục Du học, mình đã chia sẻ khá nhiều tips để xin học bổng, các nguồn để tìm và cách thức nộp hồ sơ. Chúc bạn may mắn.

      Like

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s